Da nhạy cảm được định nghĩa là một tình trạng phản ứng nhận cảm được khởi phát bởi các yếu tố tiếp xúc và/hoặc yếu tố môi trường, thường không có bệnh cảnh lâm sàng rõ rệt. Khái niệm này được mô tả đầu tiên bởi Maibach vào năm 1987 dưới tên gọi là Hội chứng không dung nạp mỹ phẩm (CIS).
Vào năm 1990, Fisher sử dụng thuật ngữ “status cosmeticus” cho tình trạng này. Những báo cáo trong y văn cho thấy trình trạng này cũng có thể được khởi phát các yếu tố môi trường như lạnh, nóng, ánh nắng mặt trời, ông nhiễm, hoặc độ ẩm của môi trường) và do đó thuật ngữ này được mở rộng sang Hội chứng da nhạy cảm (SSS). Từ đồng nghĩa có thể được dùng cho tình trạng này như tình trạng tăng nhạy cảm, tính tăng hoạt, nhạy cảm, kém dung nạp hoặc da kích ứng.
Mặc dù đây là vấn đề ít được quan tâm trong quá khứ nhưng dần dần trở nên là mối lo ngại và quan tâm của nhiều người hiện nay. Trong một nghiên cứu ở Châu Âu, Misery và cộng sự đã chứng minh được tỉ lệ ước tính toàn cầu là 38.4% dân số có tình trạng da nhạy cảm, và có những vấn đề quan trọng đi kèm. Một nghiên cứu được tiến hành ở người Nhật Bản có kết quả nhạy cảm da chiếm 54.47% trường hợp nghiên cứu
Các cảm giác được mô tả bởi bệnh nhân là rất đa dạng: ngứa, châm chích, bỏng rát, nhức, căng tức hoặc khô da. Các triệu chứng đó có thể xảy ra vài phút cho đen vài giờ sau khi tiếp xúc với các mỹ phẩm/chất kích ứng trong môi trường hoặc thậm chí ngay sau vài đợt sử dụng các sản phẩm bôi tại chỗ, khởi phát tác động bởi hiệu ứng tích luỹ.
Da nhạy cảm là một hội chứng phức tạp, đa yếu tố tác động và mang tính cá nhân hóa cao. Do vậy mà việc xác định, điều trị có phần gặp nhiều khó khăn, cần nhiều thời gian để tiếp cận từ từ từng bước một. Da cần phục hồi lại được chức năng hàng rào bảo vệ, độ khỏe của da trên nhiều phương diện. Nó đi từ những thay đổi nhỏ nhất ngay từ trong sinh hoạt mỗi ngày của bạn, ví dụ như một số gợi ý sau đây mà bạn đọc có thể áp dụng.
Nội dung chính của bài viết
Hãy luôn nghĩ đến bảo vệ khỏi tác động của ánh nắng mặt trời
Chỉ một vài phút ngoài trời nắng thôi cũng làm cho da trở nên ửng đỏ và nóng bừng không thể kiểm soát được. Bác sĩ da liễu khuyên bạn nên:
- Thoa kem chống nắng phổ rộng, nhẹ dịu với chỉ số SPF lớn hơn 30 mỗi ngày. Các sản phẩm không chứa hương liệu và có chứa các thành phần khoáng như kẽm oxide, titanium dioxide, hoặc cả hai sẽ ít gây kích ứng cho da nhất.
- Đội mũ rộng vành khi ở ngoài trời
- Tránh ra ngoài giữa trời nắng nóng
- Tìm nơi có bóng râm để nghỉ
Hạn chế stress
Nếu như stress làm bùng phát tình trạng trứng cả đỏ thì bạn cần học cách để kiểm soát chúng một cách hiệu quả. Đây là một số gợi ý nhỏ có thể sẽ giúp bạn:
- Tìm một hoạt động nào đó giúp giảm stress và thực hiện chúng thường xuyên. Những phương pháp thường dùng như thái cực, thiền, hoặc tham gia vào nhóm cộng đồng hỗ trợ về trứng cá đỏ.
- Làm thứ gì đó mà bạn cảm thấy thích thú mỗi ngày.
- Vào những lúc căng thẳng, hãy hít một hơi thật sâu, nín thở và sau đó thở ra thật chậm rãi.
Tránh để bị nóng quá mức
Để tránh bùng phát bệnh do nhiệt, bác sĩ da liễu khuyên bạn nên tránh các hoạt động gây tăng thân nhiệt quá mức. Sau đây là một số gợi ý như:
- Tắm bằng nước ấm thay vì sử dụng nước nóng.
- Mặc thoáng mát chia nhiều lớp, vì mỗi khi bạn bắt đầu thấy nóng thì có thể cởi bớt đi trang phục đang mặc.
- Khi thấy quá nóng? Lấy khăn ướt, lạnh lau quanh cổ. Uống từng ngụm nước mát. Làm mát với quạt máy hoặc điều hòa.
- Không ngồi quá gần lò sưởi, bếp lửa và các nguồn sinh nhiệt khác.
Xem lại các thức uống nóng đang sử dụng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt lượng mang lại từ các đồ uống nóng có thể gây bùng phát trứng cá đỏ.
Nếu như tình huống này xảy ra với bạn thì bạn nên điều chỉnh một chút về danh sách các thức uống của mình. Có thể thử một số ý tưởng sau:
- Uống trà hoặc cà phê đá
- Để nguội thức uống bớt trước khi thưởng thức sao cho chúng chỉ vừa ấm hoặc hâm hẩm nhất định.
Theo dõi những tác động của thức uống chứa cồn
Khi tình trạng nặng lên sau khi tiếp xúc với rượu, trong đó rượu vang đỏ có thể là tác nhân thường gây ra vấn đề này nhất. Bạn có thể giảm các đợt bùng phát bằng cách:
- Uống rượu vang không màu thay vì vang đỏ
- Thêm soda hoặc nước chanh vào rượu vang không có màu, bia, hoặc những đồ uống có chứa cồn khác để làm giảm lượng rượu.
- Giới hạn số lần và lượng uống mỗi lần của bạn, có thể uống một cốc nước lạnh lớn ngay sau khi uống.
Loại bỏ các thức ăn cay nóng
Nếu như các thức ăn cay nóng làm cho mặt trở nên đỏ, bạn có thể ăn các món ưa thích của mình bằng cách:
- Cố thử một mức độ nhẹ hơn. Thay vì ăn thức ăn cay nóng khiến bạn phải toát mồ hôi, thì hãy lựa chọn mức độ nhẹ hơn.
Nếu như việc điều chỉnh như vậy vẫn làm cho tình trạng bùng lên thì tốt nhất là tránh tất cả các thức ăn cay nóng đi.
Lựa chọn cẩn thận những sản phẩm chăm sóc da và tóc
Xem thử liệu da của bạn có trở nên châm chích, bỏng rát, hoặc ngứa khi sử dụng một sản phẩm nào đó hay không? Có sản phẩm nào làm cho da mặt trở nên khô và bong vảy không?
Đó là các dấu hiệu của kích ứng da mà có thể gây bùng tình trạng trứng cá đỏ.
Đây là một số gợi ý giúp bạn tránh được các vấn đề này:
- Bác sĩ da liễu có thể hướng dẫn cho bạn lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da thích hợp cho trứng cá đỏ và những sản phẩm được khuyến cáo.
- Ngưng sử dụng các chất làm se khít lỗ chân lông hoặc các toner
- Xem lại thành phần của các sản phẩm chăm sóc da và tóc, và ngưng sử dụng những loại có chứa các thành phần thường gây bùng phát bệnh như – menthol, camphor, và sodium lauryl sulfate.
Nhân tố cuối cùng thường là dầu gội và kem đánh răng. Nếu như bạn sử dụng các sản phẩm quanh vùng mặt, tốt nhất là nên tránh những thứ có chứa sodium lauryl sulfate.
Sử dụng các sản phẩm trang điểm thân thiện với trứng cá đỏ
Nếu như việc trang điểm làm khởi phát bệnh, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng một số loại trang điểm theo bác sĩ da liễu khuyến cáo:
- Thoa dưỡng ẩm không có hương liệu, nhẹ dịu lên da trước khi thoa trang điểm.
- Sử dụng chất nền trang điểm dạng lỏng, nhẹ dễ tán đều và có thể được dùng bằng bột.
Bạn cần tránh:
- Trang điểm chống nước
- Chất nền đặc, khó tán đều hoặc cần phải dùng đến chất tẩy trang.
Kiểm tra lại các thuốc bạn đang sử dụng
Nếu như bạn nghĩ rằng thuốc có thể gây bùng phát tình trạng của bạn thì không nên tự ý ngưng chúng mà cần:
Đầu tiên, hỏi ý kiến bác sĩ đã kê toa cho bạn liệu rằng chúng có thể khởi phát tình trạng của bạn hay không?
Các thuốc có thể làm nặng trứng cá đỏ gồm có:
- Điều trị huyết áp cao
- Nhiều loại thuốc tim mạch
- Chống trầm cảm
- Đau nửa đầu, migrain
- Glaucoma
Vitamin B3 có thể khởi phát lên trứng cá đỏ.
Nếu như thuốc (hoặc vitamin) có thể làm mặt bạn trở nên đỏ, hãy hỏi kĩ liệu có thể sử dụng loại nào khác thay thế được không.
Điều trị tốt tình trạng trứng cá đỏ
Bằng cách điều trị tình trạng của bạn kết hợp với việc tránh các yếu tố khởi phát, nhiều người có thể có thể ngăn không cho bệnh bùng phát, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bác sĩ da liễu có thể thiết lập kế hoạch điều trị riêng giúp kiểm soát các triệu chứng và triệu chứng của bạn.
Còn tiếp…! Đón đọc trong các chuỗi bài viết về chăm sóc trên cùng website này!
BS Trần Ngọc Nhân
Nguồn tài liệu:
- How to prevent rosacea flare-ups, https://www.aad.org/public/diseases/acne-and-rosacea/rosacea/how-to-prevent-rosacea-flare-ups
- Rosacea, https://www.aad.org/public/diseases/acne-and-rosacea/rosacea
[…] thêm về chế độ dinh dưỡng, và các yếu tố khác ở những chủ đề khác như làm gì khi da nhạy cảm, kích ứng và trứng cá đỏ trên […]
[…] Với những trường hợp da mụn nhạy cảm hoặc da mụn trứng cá đỏ, bạn đọc cần tinh chỉnh chế độ chăm sóc da dành cho những trường hợp nhạy cảm da tại bài viết “Chăm sóc da nhạy cảm như thế nào cho đúng?“, “Làm gì khi da nhạy cảm, da kích ứng và trứng cá đỏ”. […]
[…] Làm gì khi da nhạy cảm, da kích ứng … […]