Bí mật chữa lành của sóng âm – nhạy cảm da!

0
1341

Hòa cùng dòng chảy bất tận của vạn vật trong tự nhiên, “Bí mật chữa lành của sóng âm” sẽ cùng bạn nói về điều kỳ diệu của tự nhiên trên cơ thể, qua từng giai điệu tần số của thanh âm.

Nhận cảm cơ thể với thanh âm

Tai người trưởng thành có thể nghe được dải âm thanh có tần sử từ 20-16000 HZ. Tuy nhiên, Oohashi và cộng sự lại chứng minh rằng sóng siêu âm ở tần số trên 20 kHz có ảnh hưởng đến hoạt động tín hiệu điện não người và nồng độ hormone của cơ thể. Điều thú vị là những tác động của chúng không gây tổn hại đến cơ quan thính giác của chúng ta (Oohashi 2006).

Ngược lại, những nghiên cứu gần đây cho thấy những tín hiệu âm thanh trong trẻo, ở ngưỡng như vậy cũng có thể tác động đến nhận cảm thanh âm của chúng ta (Gick & Derrick 2009). Kết quả này gợi ý rằng có một hệ thống chưa được biết nào đó chịu tránh nhiệm đáp ứng với các sóng siêu âm tác động lên bề mặt cơ thể.

Nghiên cứu tác động sóng âm lên lành thương

Thử nghiệm trên các tần số âm khác nhau

Cụ thể, người ta đánh giá tác động của các âm thanh có tần số 5, 10, 20 và 30 kHz lên da bị tổn thương của chuột không có lông (Denda & Nakatani 2010). Hàng rào da được làm tổn thương bằng miếng dánh dính và sau đó cho tiếp xúc với âm thanh đó trong khoảng 1 giờ. Hướng loa chạm nhẹ vào 1 bên hông, và đối chứng với 1 loa không phát âm thanh vào phía ngược lại.

Kết quả cho thấy ở tần số 10, 20, 30 kHz có thể làm gia tăng phục hồi hàng rào da, trong khi đó ở tần số 5kHz thì lại không. Hiệu quả phục hồi được ghi nhận thêm 23 giờ sau khi ngưng thử nghiệm.

Tác dụng phục hồi, liền thương của sóng âm

Để xác định liệu tác động này gây ra do âm thanh hay do dao động rung, thử nghiệm tiếp tục thực hiện bằng cách đặt loa cách mặt da 1 hoặc 3cm. Và kết quả trong trường hợp này vẫn cho thấy có sự gia tăng phục hồi hàng rào da ở các trường hợp, qua đó cho thấy hiệu quả liên quan đến hiệu ứng tác động của âm thanh. (Áp lực âm thanh ở các mức tương ứng: 0 cm: 83 dB, 1 cm: 78 dB, 3 cm: 70 dB).

Áp lực âm có ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục

Nhóm tác giả tiếp tục đánh giá áp lực âm thanh với các ngưỡng khác nhau lên tốc độ phục hồi hàng rào da. Nguồn phát âm được đặt cách 1cm so với mặt da và tần số được tiến hành là 20 kHz. Và kết quả cho thấy tốc độ phục hồi tăng lên khi tăng dần áp lực âm lên da.

Nghiên cứu kính hiển vi điện tử cũng chỉ ra rằng khi tiếp xúc với âm thanh ở tần số 20 kHz có thể thúc đẩy hoạt động chế tiết của thể lamellar giữa lớp sừng và lớp hạt của da. Những kết quả này chỉ ra rằng thượng bì da có thể có những hệ thống nhận cảm âm thanh nào đó.

Bạn có thể quan tâm: Chăm sóc da nhạy cảm như thế nào cho đúng?

Ứng dụng điều trị của sóng âm

Sóng âm trị liệu trong phục hồi chức năng

Hiện tại các thiết bị phát sóng siêu âm trị liệu cũng đã được ứng dụng nhiều trong phục hồi chức năng dành cho các trường hợp đau, viêm gân cơ mô mềm, các trường hợp co thắt hoặc sẹo…

Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây nên hiện tượng “xoa bóp vi thể” và mang đến tác dụng điều trị.

Sóng âm trong thẩm mỹ và chăm sóc da

Trong thẩm mỹ và chăm sóc da, có những thiết bị sử dụng sóng siêu âm để đẩy dưỡng chất qua da (sonophoresis). Cơ chế có thể được giải thích thông qua cơ chế nhiệt, vật lý, những thay đổi hóa học ở da gây ra do sóng âm.

Kết quả cũng cho thấy nó có thể đưa các chất trị liệu qua da bản chất protein như insulin, interferon, erythropoietin hoặc thậm chí là những phân tử có kích thước lên đến 25 micromet vào da. Kết quả với sóng âm 20 kHz có cường độ cao (xung quanh 20 W/cm2) có thể tạo ra những kênh nhỏ ở thượng bì da thông qua quá trình có tên gọi là sonomacroporation.

BS Trần Ngọc Nhân

Tôi là ai? xem thêm giới thiệu tác giả

Tôi rất ủng hộ bạn nhấn nút chia sẻ hoặc sao chép nhưng hãy đảm bảo trích dẫn nguồn đầy đủ, phù hợp và không cắt xén thông tin tác giả. Cảm ơn bạn!

Nguồn tài liệu

  • Denda M, Nakatani M. Acceleration of permeability barrier recovery by exposure of skin to 10-30 kHz sound. Br J Dermatol. 2010 Mar;162(3):503-7. doi: 10.1111/j.1365-2133.2009.09509.x. Epub 2009 Sep 14. PMID: 19751241.
  • Oohashi T, Kawai N, Nishina E, Honda M, Yagi R, Nakamura S, Morimoto M, Maekawa T, Yonekura Y, Shibasaki H. The role of biological system other than auditory air-conduction in the emergence of the hypersonic effect. Brain Res. 2006 Feb 16;1073-1074:339-47. doi: 10.1016/j.brainres.2005.12.096. Epub 2006 Feb 2. PMID: 16458271.
  • Polat, B. E., Blankschtein, D., & Langer, R. (2010). Low-frequency sonophoresis: application to the transdermal delivery of macromolecules and hydrophilic drugs. Expert opinion on drug delivery7(12), 1415–1432. https://doi.org/10.1517/17425247.2010.538679

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here