Cà phê liệu có tốt cho da trứng cá đỏ?

0
1373

Bạn có đang mong chờ một điều thú vị từ các nghiên cứu được tiến hành đánh giá các tác động của một thói quen sống hàng ngày của mình? Liệu món đồ uống khoái khẩu với một cốc latte đá, tách espresso, hay đơn giản chỉ là cốc cà phê pha sẵn ở căn tin bệnh viện có tốt cho sức khỏe? Với nhiều người, cà phê mang lại những dư vị cảm xúc tuyệt vời hay thậm chí khiến chúng ta không thể thiếu vắng nó.

Caffein và trứng cá đỏ

Bài viết này được công bố trên tạp chí JAMA về Da, Li và cộng sự đã báo cáo những liên quan nghịch giữa lượng caffeine được sử dụng (đặc biệt từ cà phê) và nguy cơ gặp phải trứng cá đỏ. Trong nghiên cứu thuần tập theo thời gian được tiến hành trên 82 000 người tham gia với hơn 1.1 triệu người-năm được theo dõi, kết quả cho thấy với những người sử dụng nhiều caffein hơn thì có ít nguy cơ gặp phải trứng cá đỏ hơn sau khi đã loại bỏ đi một số yếu tố nhiễu trong thống kê.

Nhìn chung, những người uống 4 cốc cà phê mỗi ngày ít bị trứng cá đỏ hơn khi so với người không uống cốc nào cả. Có sự liên quan theo liều sử dụng đối với cả caffeine lẫn lượng cà phê được sử dụng. Giả thuyết được đưa ra để giải thích liên quan đến các tác động ức chế miễn dịch cũng như làm co thắt mạch máu của caffein. Điều này có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện trứng cá đỏ.

Có phải là mối liên hệ nhân quả?

Liệu việc uống cà phê có thực sự bảo vệ bạn khỏi sự xuất hiện của trứng cá đỏ, hay đó chỉ là những lý giải được đưa ra nhằm giải thích cho những kết quả được ghi nhận lại? Lấy ví dụ, có hay chăng những dấu hiệu được giải thích thông qua những điểm khác biệt mang tính hệ thống ở những người uống hoặc ghi nhận có uống cà phê, trong tương quan so sánh với những người không sử dụng? Có yếu tố nhiều nào không? Có lỗi hệ thống nào xảy ra hay không?

Đây là một nghiên cứu quan sát, không phải là thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên – được dùng rộng rãi trong việc xem xét là tiêu chuẩn vàng để lượng giá mối liên quan về nhân-quả. Tuy nhiên, một nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên áp dụng trong uống cà phê sẽ rất khó khăn để có thể thực hiện được và khó để đảm bảo nhóm chứng hoặc nhóm nghiên cứu tuân thủ được tốt. Khi không thực hiện được kiểu nghiên cứu này thì các nghiên cứu thuần tập tiến cứu như trong nghiên cứu này là một lựa chọn tốt nhất có thể áp dụng và lý giải sự liên quan. Bằng việc đánh giá khách quan về cả lượng sử dụng lẫn yếu tố bệnh và xác định một mối liện hệ tạm thời là hai yếu tố thiết yếu.

Trong nghiên cứu này, mặc dù lượng sử dụng và yếu tố bệnh được tự đánh giá, nhưng nhìn chung những người tham gia đều được hướng dẫn bởi các nhân viên y tế giúp đảm bảo có kết quả chính xác nhất trong các nghiên cứu cộng đồng. Phân tích kết quả đưa ra tỉ lệ bị trứng cá đỏ sau thời gian dài theo dõi và tác giả đã tiến hành phân tích độ nhạy tăng theo độ trễ thời gian cần thiết giữa lượng tiêu thụ và xuất hiện bệnh để củng cố mối liên quan tạm thời và đánh giá được khả năng của mối quan hệ nhân quả là như thế nào.

Để kiểm soát được yếu tố gây nhiễu, tác giả đã điều chỉnh tất cả các chỉ số phân tích về tuổi, chủng tộc, sử dụng hormone sau mãn kinh, sử dụng rượu bia, thuốc lá, BMI và hoạt động thể lực – đây là những yếu tố có thể tác động tới việc hình thành trứng cá đỏ. Điều quan trọng là độ mạnh của yếu tố bảo vệ đó được nhận thấy và có liên quan đến liều lượng sử dụng.

Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có có những hạn chế của nó. Mẫu nghiên cứu chủ yếu được thực hiện trên phụ nữ và phần lớn là người da trắng. Trứng cá đỏ lại thường gặp hơn ở chủng tộc da trắng  và phụ nữ là chính và điều này không khác biệt nhiều trên nhóm đối tượng khác. Hơn nữa, chẩn đoán trứng cá đỏ được tự chẩn đoán vào thời điểm nghiên cứu duy nhất là vào năm 2005, và người tham gia đòi hỏi phải nhớ được chẩn đoán trong các năm nghiên cứu (từ 1991 đến 2005).

Cuối cùng, thức ăn và dữ liệu tiêu dùng được thu thập tiến cứu theo mỗi 4 năm, bắt đầu từ năm 1991 khi mà phần lớn những người tham gia đang rơi vào tầm độ tuổi khoảng 30. Phân tích có thể do đó mà không đánh giá được hết các yếu tố đồng thời tác động từ thời gian đó về trước.

Cup of coffee and coffee beans on wooden table

Cà phê và sức khỏe

Vậy nghiên cứu này có phù hợp với bối cảnh chung về những bằng chứng khoa học tác động của cà phê lên sức khỏe hay không? Từ những điểm mốc về mặt dịch tễ dinh dưỡng thì những kết quả nghiên cứu được đưa ra cho kết quả mạnh.

Nhìn lại những phân tích hệ thống các nghiên cứu trong vài năm gần đây thì cà phê dường như mang lại những tác động trong việc chống lại ung thư (ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, nội mạc tử cung, ung thư tế bào hắc tố, các ung thư da không phải hắc tố và ung thư gan), các bệnh lý tim mạch (yếu tố tương quan RR = 0.85; 95% CI, 0.80-0.90 khi so sánh giữ 3.5 cốc/ngày và không sử dụng), đái tháo đường tuýp 2 (RR, 0.70; 95% CI, 0.65-0.75 giữa lượng tiêu thụ nhiều và ít), bệnh lý gan mạn tính (RR,0.62;95%CI,0.47-0.82, giữa việc tiêu thụ thường xuyên và không sử dụng), bệnh Parkinson (RR,0.64;95%CI,0.53-0.76), bệnh Alzheimer (RR,0.73;95%CI,0.55-0.97), trầm cảm (RR, 0.76; 95% CI, 0.64-0.91),

Những người mang thai là số ít trường hợp mà khi sử dụng nhiều cà phê lại làm tăng yếu tố nguy cơ bệnh như làm gia tăng khả năng sinh con nhẹ cân, sinh sớm, sẩy thai, và bệnh bạch cầu ở trẻ sinh ra. Bởi vì lý do này mà Hiệp hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ hiện khuyến cáo chỉ sử dụng ít hơn 200 mg caffein (1-2 tách cà phê) trong suốt thai kỳ.

Cà phê hay Caffein

Mặc dù có hơn 200 báo cáo có chất lượng được công bố về lượng cà phê tiêu thụ và các vấn đề liên quan, và quá nhiều các nghiên cứu tương tự đi kèm khác, có một câu hỏi then chốt được đặt ra: đó là liệu những kết quả quan sát được đó là do chính bản thân của cà phê hay là do thành phần caffein gây nên, hay là sự kết hợp nhiều yếu tố?

Trong nghiên cứu của Li và cộng sự, khi caffeine được tính thì sẽ được chia ra thành có nguồn gốc cà phê và không có nguồn gốc từ cà phê (trà, soda, chocolate), và chỉ có cà phê mới cho thấy có hiệu quả bảo vệ. Tuy nhiên, sự tương quan không giảm khi cà phê được khử caffein, gợi ý vấn đề không nằm ở caffein.

Để làm sáng tỏ thêm điều này, các tác giả đã đề xuất rằng tác động bảo vệ của cà phê có thể được mang lại do tác động sinh nhiệt trong thức uống cà phê đã khử caffein mà mất không có yếu tố bảo vệ của caffein.

Một nghiên cứu gần đây ở UK Biobank cũng đã cố gắng trả lời câu hỏi này. Bằng cách sử dụng thang điểm gene để thiết lập yếu tố đa hình thái ảnh hưởng lên chuyển hóa caffein. Các tác giả đã đánh giá mối liên quan giữa lượng cà phê sử dụng và tử vong. Họ nhận thấy tác động bảo vệ của cà phê trong tất cả các nguyên nhân và các nguyên nhân đặc hiệu mà không có bằng chứng nào của những tác động điều chỉnh ở nhóm có sự khác biệt tiên đoán trước về gene trong chuyển hóa caffein.

Hơn thế nữa, những tác động bảo vệ mà họ báo cáo cũng tương tự đối với nhóm sử dụng cà phê đã khử caffein. Các kết quả này gợi ý đến những lợi ích nội tại ngay chính bên trong của cà phê.

Nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng cho thấy bệnh nhân bị trứng cá đỏ thì không cần phải tránh sử dụng cà phê, và đây là một lý do hữu ích thêm cho những ai đang và sẽ tiếp tục uống cà phê đều đặn.

BS Trần Ngọc Nhân

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here