Nám má do yếu tố nào khởi phát và làm nặng?

1
1285

Nám là một tình trạng bệnh có xu hướng tái phát, gây nhiều khó khăn trong điều trị, tỉ lệ thất bại cao, đặc biệt là trong giai đoạn những tháng mùa hè. Bệnh nhân thường có kết quả đáp ứng trong thời gian điều trị tại đơn vị trị liệu và các phương pháp tại nhà, tuy nhiên nám thường xuất hiện trở lại sau đó. Việc thăm khám, khai thác kĩ tiền sử, diễn tiến của bệnh có thể giúp xác định được các yếu tố khởi phát nám má. Từ đó loại trừ dần được các tác động tối đa các yếu tố khởi phát có thể làm tình trạng bệnh ổn định kéo dài hơn. Sau đây là những yếu tố khởi phát và làm nặng tình trạng nám mà bạn đọc cần quan tâm đến:

Kết quả hình ảnh cho melasma trigger

Nguồn phát nhiệt xung quanh: ví dụ như những bóng đèn làm việc tỏa nhiệt, đèn bàn, dụng cụ lò nấu, vỉ nướng, máy sấy tóc, ánh sáng đèn được sử dụng để điều trị bệnh lý nào đó… Tất cả các dụng cụ vừa kể trên đều có thể là nguồn nhiệt làm khởi phát tình trạng nám thông qua đáp ứng gây giãn mạch mạch của chúng. Nám má theo quan điểm cổ điển chỉ đơn thuần là các dát, khoảng tăng sắc tố đơn thuần; tuy nhiên, các yếu tố về mạch máu (tình trạng giãn mạch) cũng thường thấy ở những vùng bị ảnh hưởng của bệnh. Ngoài ra, nhiệt còn gây gia tăng đáp ứng viêm, làm kích thích sản sinh các sắc tố da.

Nguồn bức xạ UV: màn hình máy vi tính, của sổ kính xe hơi, cửa sổ trời (thậm chí là khi kính đã được đóng kín bởi vì UVA có thể đi qua kính), và những của sổ gần vị trí bàn làm việc, cửa sổ gần giường ngủ cũng cần được đóng kín. Và bạn biết đấy, chỉ cần tiếp xúc một đôi chút với ánh nắng mặt trời là nám cũng đã có thể quay trở lại sau khi đã ổn định.

Nguồn ánh sáng nhìn thấy: ví dụ như bóng đèn trần ở nhà hoặc nơi làm việc. Những ánh sáng này có thể gây tăng sản sinh sắc tố. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy các bức xạ từ ánh sáng nhìn thấy tham gia trong quá trình hình thành các bệnh lý da nhạy cảm ánh sáng, đốm nâu, hoặc nám má. Sử dụng chống nắng không chỉ những lúc đi ra ngoài nắng mà cho những người làm môi trường văn phòng, hoặc ở trong nhà. Những thành phần như kẽm oxide trong kem chống nắng có thể giúp bảo vệ, ngăn chặn các ánh sáng có thể nhìn thấy được lẫn UV.

Các yếu tố về hormone: viên uống tránh thai, dụng cụ tử cung, miếng dán tránh thai, liệu pháp hormone và một số loại viên uống bổ sung vitamin (ví dụ như những viên uống được sử dụng trong quá trình mang thai và cho con bú), và một số thuốc được dùng để điều trị những triệu chứng quanh giai đoạn hành kinh như một số loại thảo dược Đương Quy (Dong quai), Thiên ma (Black Cohosh)… Bạn cũng sẽ để ý thấy tình trạng nám thường xuất hiện hoặc nặng lên sau thai kỳ, do những biến đổi hormone trong quá trình mang thai.

Các yếu tố khác: một số thành phần trong các xà phòng khử mùi, hương liệu nồng, kem trang điểm, mỹ phẩm … có thể gây ra phản ứng độc tính ánh sáng. Phản ứng này có thể làm khởi phát tình trạng nám má và sau đó tiến triển dai dẳng. Bên cạnh đó, bất kỳ những sản phẩm nào đó được sử dụng trên da mà khiến da trở nên châm chích, bỏng rát, kích ứng đều có thể khiến tình trạng nám biến đổi và khó kiểm soát hơn.

Kính mát: đây là điều cần tránh. Không phải là tránh không sử dụng kính mà lựa chọn loại kính cho phù hợp. Những loại kính có viền kim loại, kính mát phi công, hoặc có gọng bằng kim loại thì nên tránh sử dụng bởi vì chúng dễ hấp thụ nhiệt, sau đó lan tỏa trên da mặt. Ngoài ra, chúng còn tác động phản chiếu tia UV, tác động lên mắt từ đó hình thành các phản xạ mắt – vùng dưới đồi – thay đổi một số yếu tố nội sinh làm nám nặng lên.

Các bệnh lý khác: bệnh tự miễn về tuyến giáp, các tình trạng stress kéo dài hoặc rối loạn chức năng tuyến thượng thận cũng có thể khởi phát hoặc làm nặng tình trạng nám.

Hình ảnh có liên quan

Tiền sử, diễn tiến bệnh là thông tin cực kì trong điều trị nám. Bạn đọc có thể tự mình trả lời xem ở các yếu tố trên liệu có yếu tố nào đang hiện diện, tác động trực tiếp đến bạn. Nếu có thắc mắc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được giải đáp chi tiết.     

BS Trần Ngọc Nhân

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here